Giỏ hàng

Sừng trâu nguyên khối

Sự khác biệt nhỏ nhưng lại tạo lên đẳng cấp hoàn toàn khác biệt, đó là cuộc chơi của chất liệu! 

Song song với cuộc chơi sưu tầm chất liệu sừng có màu sắc chủng hiếm, ít gặp thì một chiếc gọng kính được chế tác từ nguyên một khối sừng trâu cũng đáng được người chơi săn tìm sở hữu. Vậy cùng tìm hiểu tại sao một chiếc kính sừng được làm từ sừng nguyên khối lại quý hiếm và đẳng cấp như vậy nhé!

Một chiếc gọng kính sừng nguyên khối là gì? KHÔNG CHẮP VÁ  !!!! Toàn bộ khung kính sẽ được chế tác từ nguyên một khối sừng đặc nguyên bản đồng nhất toàn bộ khung kính giúp khung kính có cơ tính chắc khỏe, bền đẹp hạn chế tối đa các vết rạn nứt li ti đồng thời thịt sừng chắc có thể đánh bóng siêu tinh đạt tới độ bóng soi gương mirror glossy bóng loáng tôn nổi bật vẻ đẹp từng thớ vân sừng tăng sự sang trọng và đẳng cấp.

Vậy tại sao lại cần tới chiều dày 13mm?

Cùng bắt đầu với NEO AsianFit Ergonomic Design (NAED), đây là thiết kế đặc biệt được chế tác dành riêng cho thị trường châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng do đặc điểm khuôn mặt có sống mũi nhỏ tẹt. Điểm nổi bật nhất trên thiết kế NAED là ve đỡ mũi liền vành được chế tác có độ cao trung bình 11-13mm với góc mở và độ cong phù hợp với độ dốc sống mũi Châu Á. 

Là người Việt Nam sở hữu một sống mũi nhỏ tẹt, muốn sở hữu đeo một gọng kính liền vành đáp ứng tiêu chuẩn công năng quang học, nâng đỡ tốt, không để lại vết hằn đỏ trên da sống mũi là một điều tương đối khó khăn! Và điều này lại càng khó khăn hơn khi bạn lựa chọn gọng kính được chế tác từ chất liệu sừng. 

Một chiếc gọng kính sừng liền vành tiêu chuẩn NAED tại NEO được ghép ve đỡ mũi để tăng độ dày lên tới 13mm giúp kính được nâng đỡ ổn định, dàn đều lực phân bố lên phần da tiếp xúc giúp người đeo cảm thấy thoải mái nhất, đặc biệt hữu ích người bị tật khúc xạ phải đeo kính cả ngày dài. Ngoài ra, ve đỡ mũi được chế tác theo chuẩn NAED còn giúp ngăn ngừa tối đa kính bị tuột trên sống mũi, giúp ổn định trục quang học, khoảng cách tiêu cự giữa mắt và tròng kính giúp hạn chế việc cơ mắt phải co giãn điều tiết theo vị trí kính tuột trên sống mũi. Điều này giúp giảm thiểu tối đa hiện tượng nhức mỏi mắt do phải co giãn điều tiết với tần suất cao kính bị tuột trên mũi mỗi ngày. Đây được coi là một trong những nguyên nhân chính gây các biểu hiện độ cận-viễn-loạn và nhược thị tăng nặng hàng năm!

Với thiết kế NAED đặc biệt như này thì mức độ phức tạp và độ khó kĩ thuật được đẩy lên tới cực đại khi thực hiện chế tác thủ công trên chất liệu sừng đồng thời đòi hỏi độ dày tấm sừng lên tới 13-15mm. Trên thực tế rất khó để có miếng sừng nguyên khối dày 13-15mm phù hợp để chế tác gọng kính do đó việc phải chắp sừng tăng độ dày là điều hiển nhiên.

 

Vậy tiểu chuẩn nào để sừng nguyên khối đạt cấp độ siêu tinh tuyển?

Độ dày của sừng trâu tỷ lệ với tuổi đời và thể hình của con trâu. Trâu tuổi đời càng già, thể hình càng to khỏe thì khả năng cho sừng càng to dài và dày. Độ dày này chỉ có được từ những cụ trâu trên 10 năm tuổi, với cặp sừng có chiều dài trên 1 mét, tương ứng mỗi chiếc sừng từ 50cm trở lên mới có khả năng cho khúc sừng đặc thịt và dày bản.

Những mảnh sừng đạt được chiều dày tới 12 mm hiện nay thực tế rất hiếm và thông qua góc độ thống kê chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy điều đó. Hiện nay do sự cơ giới hóa nông nghiệp toàn diện, người dân không còn nuôi trâu để lấy sức kéo nữa mà hầu hết trâu được nuôi lấy thịt thường tuổi đời trung bình 2-3 năm, do vậy sẽ cực kỳ khó khăn để sưu tầm được cặp sừng trâu già trên 10 tuổi. Tỉ lệ 1:5000 ước tính 5000 con trâu mới có 1 con trâu được người dân nuôi tới 8-10 năm. Tỉ lệ 1:100 cặp sừng con trâu già 8-10 năm tuổi sau khi giết mổ được thu gom tập trung lại làng nghề để chế tác đồ thủ công mĩ nghệ hoặc những cặp sừng này thường chỉ còn xót lại rất ít trong dân được sưu tầm lữu giữ lại để thưởng lãm. Những cặp sừng này thường được để rất lâu trong điều kiện thường không được bảo quản phù hợp nên lại càng dễ bị khuyết tật, môi mọt mục nát.... dẫn tới chỉ số ít trong đó có thể được dùng vào làm gọng kính.

Bên cạnh đó, giới tính của trâu cũng quyết định đáng kể độ đặc, độ dày của khúc ngọn sừng. Trâu cái thường sẽ có ngọn đặc dày hơn nhưng lại nhỏ hẹp hơn phù hợp để chế tác những khung kính size nhỏ. Trâu đực sừng sẽ ngắn hơn, thường cho nước vân đen tuyền hoặc trắng sọc trên nền đen phù hợp để chế tác những khung kính size lớn.

Từ những cặp sừng này mới có cơ hội thu được một khúc sừng đặc đạt tiêu chí độ dày trên 13mm để làm khung kính nguyên khối không hề có sự ghép nối nào. 

 

Tuy nhiên tỷ lệ khuyết tật nội bên trong khúc sừng lại là ẩn số lớn, đầy may rủi! Do tuổi đời cao và thể hình vượt trội hơn nên cũng hung hăng hay húc trọi nhau và có khi ngứa sừng đi húc bờ đất xả stress....gây ra biến dạng bên trong tổ chức sừng. 

Sừng trâu càng già càng cứng chắc và cơ hội có vân trắng sọc đen càng cao nhưng đổi lại rủi ro lõi sừng dễ càng xốp cơ tính yếu càng khó chế tác và dễ gây sai hỏng phải hủy bỏ làm lại từ đầu.

Có 8 màu sừng trâu cơ bản, 99.9% sừng trâu màu đen C1. Chỉ một số nhỏ 0.1% sừng trâu có các màu khác. Khi nhắc tới kính sừng nguyên khối, chắc chắn 100% chiếc kính đó được làm từ sừng trâu nước, do đó chiếc kính sẽ cực kỳ hiếm, bền đẹp và chắc chắn.

Những phôi sừng nguyên khối hiếm có, siêu tinh tuyển về vân sừng, màu sắc này chỉ sẵn có với những chiếc kính độc bản one of a kind trong dịch vụ bespoke. Là một tín đồ thợ săn hàng độc-hiếm-đẳng cấp hãy inbox đặt lịch hẹn tư vấn hoặc ghé thăm chúng tôi trực tiếp để mục sở thị nhé

Và tất  nhiên, điều đáng giá bậc nhất nữa là những chiếc kính này sẽ luôn luôn được giao phó trọng trách trực tiếp bởi đôi bàn tay nghệ nhân lành nghề nhất thực hiện!

 

NEO

Never Ever Original

Danh mục tin tức

Kính sừng trâu, kính thủ công, kính hàng hiệu cao cấp

Đăng ký nhận

NEWs, BST, Design Mới

0963.080.545
Facebook Instagram Youtube Top