Giỏ hàng

Hướng Dẫn Mài Lắp Tròng Kính Lên Gọng Kính Sừng

Do những đặc thù riêng của gọng kính handmade được chế tác từ chất liệu sừng trâu bò tự nhiên nên việc mài tròng lắp cho gọng kính sừng cần được chú ý cẩn thận hơn. Tài liệu hướng dẫn này chuyên dành cho kĩ thuật viên khúc xạ, thợ mài tròng kính tại các Shop kính mắt, kính thuốc.

LƯU Ý QUAN TRỌNG TRƯỚC KHI MÀI LẮP TRÒNG:

  1. Tất cả gọng kính sừng hoàn toàn đều là độc bản, có 1-0-2 với những bản phối vân sừng độc nhất. Rất khó thậm chí không thể có được chiếc kính tương tự (gọng bespoke độc bản) nếu làm hỏng gọng do lỗi thao tác lắp tròng. Do đó cần tham khảo kĩ thông tin hướng dẫn ở tài liệu này khi mài lắp tròng để tránh các sai xót cơ bản
  2. Về cơ tính, gọng kính sừng có đặc điểm cơ bản là độ cứng, chắc chắn, giữ form dáng độ cong hơn gọng nhựa. Rất khó để thực hiện uốn cong, điều chỉnh kích thước, độ cong tại các shop cửa hàng do đòi hỏi thiết bị chuyên dụng và thao tác không đảm bảo tính an toàn.
  3. NEO khuyến cáo khách hàng lựa chọn các shop do NEO đề xuất hoặc chủ động lựa chọn shop có máy mài tròng tự động hoàn toàn. Nghĩa là máy sẽ tự động dò quét biên dạng, kích thước thực tế của rãnh gài tròng của cả hai bên trái và phải để mài tròng tự động độc lập theo kích thước thực tế đó.
  4. Rãnh gài tròng được chế tác tiêu chuẩn quốc tế với độ sâu trung bình 0.7-0.75mm phù hợp với các tròng kính cận phổ thông trên thị trường.
  5. Khi lắp chéo công năng gọng cận thành kính râm khiến kính luôn có xu hướng đeo ôm chặt hơn do thay đổi độ cong Base Curvature mặt kính. Hoặc bị bai rộng ra đeo không ôm khít như nguyên bản do thay tròng cận vào khung kính râm. Điều này có thể xảy ra với khách hàng có độ cận cao hoặc lắp tròng râm nhuộm. Khách hàng và shop nên chủ động liên hệ với nhà sản xuất để được hỗ trợ tốt nhất.
  6. Kích thước thực tế size tròng hai bên trái phải LUÔN LUÔN không bằng nhau, do chất sừng tự nhiên co ngót không đều dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm, bản chất đặc trưng của sừng tấm sừng và các công đoạn chế tác thủ công. Do đó cần phải đo thực tế kích thước hai bên để mài tròng. 
LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI MÀI TRÒNG:
  1. Mỗi chiếc kính khi gửi tới tay khách hàng thường sẽ lắp sẵn tròng kính Demo (được gắn để giữ form kính và để in logo thương hiệu, thông tin kính. Tròng DEMO sẽ thường được sử dụng làm dưỡng mài tròng với các máy mài bán tự động). Tròng Demo này đã được mài lắp theo kích thước size thực tế mỗi bên tròng. Đối với Shop sử dụng máy mài bán tự động dùng dưỡng là tròng Demo, cần làm thử với một tròng mẫu cho từng bên trái - phải để đánh giá, điều chỉnh dung sai trước khi mài tròng thực tế lắp cho khách! Nguyên nhân, tròng Demo có thể có độ cong, độ dày không đúng với tròng cận thực tế nên khi mài tỉ lệ 1:1 vẫn có hiện tượng lắp chặt hoặc lỏng, cần thiết và bắt buộc mài thử 1 bên Trái - Phải ít nhất 1 tròng (lấy tròng bị lỗi, tròng rẻ tiền làm mẫu, có thể xem xét tính thêm công, chi phí cho khách) để đánh giá dung sai lắp ráp trước khi mài vói tròng thực của khách nhằm đảm bảo độ kín khít, thẩm mĩ và không gây gãy hỏng khung kính sừng.
  2. Đối với Shop sử dụng máy mài tự động, có tính năng quét biên dạng, độ cong, kích thước thực tế của gọng, kích thước của tròng khuyến cáo mài âm 0.15 tới 0.2mm so với kích thước size thực tế của rãnh gài tròng. Kinh nghiệm cho thế chúng ta chỉ nên lắp tròng lên gọng sừng lỏng hơn lắp trên gọng nhựa và gọng kim loại! Khuyến cáo cần làm thử với một tròng mẫu cho từng bên trái - phải để đánh giá, điều chỉnh dung sai trước khi mài tròng thực tế lắp cho khách! Nguyên nhân do dung sai của máy hoặc kinh nghiệm mài các loại gọng khác nhau.
  3. Đặc biệt lưu ý với gọng mắt tròn xoe, tròng sẽ có nguy cơ bị xoay lệch tâm, lệch trục nếu tròng kính thuốc bị lắp lỏng. Có thể dùng lót silicon đệm để ngăn tròng bị xoay nếu lắp lỏng quá. Tuyệt đối không dùng keo gắn cố định!

LƯU Ý KHI LẮP TRÒNG KÍNH:

  1. Thao tác gài tròng NÊN bắt đầu gài tròng vào từ phía ve đỡ mũi, rồi lựa để hoàn thành vào phần góc tiếp giáp bản lề để tránh làm gãy ve đỡ mũi hoặc gãy vành kính.
  2. Nếu tròng kính quá chặt không vào tròng được thì nên chủ động mài nhỏ kích thước rồi thử lại. Không nên cố sẽ làm gãy gọng. Chỉ gỡ núm khi chắc chắn lắp được tròng lên gọng, để nỡ phải mài âm xuống thì sẽ gá lại lên máy mài tự động được.
  3. Sau khi lắp tròng kính khung kính có thể bị cập kênh do tròng 2 bên lắp chặt lỏng khác nhau gây biến dạng độ cong tổng thể. Nếu cập kênh quá 5mm nên gửi gọng lại xưởng hỗ trợ thay vì dùng máy khò thông thường cho gọng nhựa. Nếu cố tình uốn nắn ko đủ nhiệt hoặc không đúng cách sẽ làm gãy hỏng gọng.

LƯU Ý KHI THÁO TRÒNG KÍNH:

  1. Tháo tròng kính có thể xảy ra trong các trường hợp như mài lắp lần đầu tiên, khi người dùng bị thay đổi độ khúc xạ hoặc thay tròng mỗi kỳ đo khám mắt định kỳ, khi tròng kính bị vỡ, xước.... hoặc khi bảo dưỡng khung kính sừng!
  2. Đối với mài lắp lần đầu: Tròng Demo thường được gắn để giữ form kính và để in logo thương hiệu, thông tin kính. Tròng DEMO sẽ thường được sử dụng làm dưỡng mài tròng với các máy mài bán tự động. Khi thực hiện khi tháo tròng DEMO, rủi ro gãy gọng kính hoặc tách lớp sừng có thể xảy ra khi tròng  bị bóp chặt do sừng co ngót hoặc tròng lắp quá chặt khi sản xuất khiến việc tháo tròng gặp khó khăn. NEO khuyến cáo kỹ thuật viên khi tháo tròng nếu cảm nhận thấy chặt quá khó tháo thì nên khoan phá vỡ cho dễ tháo nhằm đảm bảo an toàn cho gọng sừng.
  3. Đối với mài lắp các trường hợp còn lại: Lưu ý tương tự như tròng demo!
  4. Đối với việc bảo dưỡng tròng kính, nếu có thể tháo tròng ra lau bảo dưỡng sẽ là tốt nhất cho khung sừng, tuy nhiên việc này nên được xem xét cẩn thận xem bạn đủ kĩ năng thực hiện thao tác tháo lắp tròng đảm bảo an toàn khung sừng ko bị gãy hỏng.

Danh mục tin tức

Kính sừng trâu, kính thủ công, kính hàng hiệu cao cấp

Đăng ký nhận

NEWs, BST, Design Mới

0963.080.545
Facebook Instagram Youtube Top