SỪNG TRÂU TRONG PHONG THỦY
Việt Nam là đất nước nông nghiệp, trong suốt chiều dài lịch sử con trâu được nuôi thuần hóa để lấy sức kéo phục vụ sản xuất nông nghiệp, nên con trâu luôn được coi là “đầu cơ nghiệp” - tài sản quý giá nhất của các gia đình.
Trong văn hóa phương Tây, con trâu tượng trưng cho sức mạnh và tài lộc, còn trong văn hóa phương Đông thì trong sơ đồ Bát Quái, trâu là quẻ Khôn, chủ về đất đai (Thổ), tức là biểu tượng cho sự thịnh vượng, bền vững. Con trâu được coi là biểu tượng của sức mạnh, của ý chí chiến đấu và tinh thần nhẫn nại gắn liền với hình ảnh đức tính hiền lành, chăm chỉ, cần cù, mạnh mẽ ý nghĩa chơ sự an lành, no đủ.
Theo quan điểm của phong thủy, sừng thuộc hành Mộc có tác dụng phù trợ cho người mệnh Thủy, phù hợp với người mệnh Mộc. Trong ngũ hành tương sinh, Mộc sinh Hỏa do vậy người mệnh Hỏa nên sử dụng đồ vật thuộc hành Mộc như sừng mỹ nghệ, gỗ. Cũng theo phong thủy, trâu dùng để chế hóa, trấn yểm các hung tinh như Nhị Hắc, Ngũ Hoàng, biến hung thành cát.
Truyền thuyết dân gian coi Trâu là con vật thiêng, có khả năng trừ ma quái, bảo vệ dân lành. Tín ngưỡng thờ Trâu vàng phù hợp với nguyện vọng dân gian, cầu mong được an lành trong cuộc sống. Đền thờ Trâu Vàng bên bờ Hồ Tây là một biểu hiện vật chất của tín ngưỡng và nguyện vọng đó.
Mỗi gia đình đều phải nuôi một con trâu đực lớn phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Mỗi năm vào các dịp lễ hội, mùa màng bội thu con trâu sẽ được mổ để cúng thần linh, tổ tiên
Lễ hội đâm trâu của các dân tộc Tây Nguyên là một lễ hội cúng tế thần linh hoặc những người đã có công xây dựng buôn làng, ăn mừng chiến thắng, vụ mùa bội thu. Vật hiến tế được chọn là những con trâu to, khỏe mạnh nhất để ăn mừng ngày lễ hoặc mừng chiến thắng. Đây là một nét đẹp của văn hóa Việt Nam ở dãy Trường Sơn.
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, còn gọi là đấu ngưu, là một tập tục cổ, có từ xa xưa, một lễ hội truyền thống của người dân vạn chài tại vùng biển Đồ Sơn, Hải Phòng; diễn ra vào ngày 9 tháng 8 Âm lịch hàng năm; di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2013 của Việt Nam
Tù và sừng trâu thời cổ được dùng trong chiến tranh để đốc thúc tinh thần quân sĩ bởi tiếng kêu ù ù đinh tai nhức óc của nó và uy hiếp tin thần của đối phương. Tù và còn là nhạc cụ truyền thống của một số dân tộc, đặc biệt nổi tiếng như ở vùng tây nguyên.
Tại Việt Nam, tù và là dụng cụ để báo hiệu ở làng quê, vùng nông thôn. Những người thổi tù và thường tự nguyện và hầu như không có phụ cấp gì, chính vì vậy có câu tục ngữ: “Ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng” hàm ý tốn công mà không được lợi lộc gì.
Cặp sừng trâu được giữ lại làm cầu nối tâm linh, vật may mắn phù trợ trong lao động sản xuất. Chiếc sừng trâu được người chủ trong gia đình tự tay đục lỗ để có thể thổi thành tiếng và chạm khắc tên lên thể hiện quyền sở hữu của mình. Do đó, biểu tượng chiếc sừng trâu may mắn là nét văn hóa riêng trong tâm thức của mỗi người.
Sừng trâu là biểu tượng may mắn, là cầu nối tâm linh, là vật thể hiện sự phù trợ may mắn trong lao động sản xuất.
Ở trung quốc, Sừng trâu trắng là biểu tượng văn hóa tâm linh được giới thượng lưu săn lùng để sưu tầm trưng trong nhà với mong muốn
Sừng trâu được xem là nguồn nguyên liệu bản địa sẵn có được cổ nhân sử dụng làm nhiều vật dụng thủ công mỹ nghệ phục vụ đời sống hàng ngày như làm lược chải tóc, bút viết, hộp đựng nữ trang, vòng hạt đeo, nữ trang, trang sức, cán dao, cán cung tên….. và tất nhiên là làm gọng kính do sở hữu độ nhẹ, cứng chắc nhưng vẫn cho khả năng tạo hình đa dạng dễ dàng bằng nhiệt kèm với màu sắc và hoa văn tuyệt đẹp, độc bản, được tạo hóa hoàn toàn tự nhiên với những ưu điểm vượt trội:
- Tác dụng phong thủy: Sừng được sử dụng như vật phẩm phong thủy từ xa xưa. Phần sừng dùng làm kính được lấy từ phần chóp đặc của sừng nơi linh khí hội tụ mạnh mẽ nhất giúp cho người đeo tránh gió, trừ tà, giảm tam tai mang lại vượng khí...
- Độc bản giống như vân tay của con người những đường vân sừng cũng vậy, mỗi bản phối là duy nhất không thể tìm đâu ra những đường vân giống nhau, đó là sự tồn tại duy nhất!
- Limited Edition: Với đặc thù số lượng giới hạn nguyên liệu và loại hình sản xuất thủ công handmade nên số lượng sản phẩm luôn được giới hạn. Không phải cái sừng nào cũng đủ tiêu chuẩn chất lượng và thẩm mũ làm được khung kính, nó đòi hỏi tính chọn lọc tinh tuyển cao. Chỉ những mảnh sừng có đủ phẩm phất, cơ tính, màu sắc, thẩm mỹ phù hợp mới được lựa chọn để chế tác. Phiên bản giới hạn RTW được đánh số thứ tự từ 1/100-100/100
- Tôt cho sức khỏe, thân thiện môi trường:
- Chống dị ứng: Sừng là vật liệu hữu cơ tự nhiên, thân thiện với da nhất được sử dụng để sản xuất gọng kính. Quá trình chế tác thủ công không sử dụng hóa chất độc hại nào nên rất an toàn cho da, tốt cho sức khỏe và đặc biệt hữu ích đổi với những ai sở hữu làn da nhạy cảm với vật liệu nhựa, kim loại....
- Ổn định huyết áp: Sừng có thành phần chính là Keratin chứa 18 loại Acidamin có tính lạnh tác dụng Chống nóng vì nó không hấp thụ nhiệt từ ánh sáng mặt trời như khung nhựa hay kim loại. Điều này giúp da mặt không bị quá nóng giúp ổn định huyết áp
- Thoải mái vượt trội: Độ cong càng kính sẽ tự điều chỉnh theo độ cong đầu mỗi người sau khoảng 4 tuần đeo kính do hấp thụ nhiệt tỏa da trên da đồng thời hạn chế tối đa hấp thụ nhiệt từ ánh sáng mặt trời massage rất tốt cho làn da, cảm giác đeo mát da rất dễ chịu khi đeo kính cả ngày.
- Nhẹ, chắc chắc, giữ Form tốt hơn gọng nhựa giúp đeo thoải mái cả ngày dài